Tìm hiểu ➡️ Quy trình sản xuất gốm sứ Công nghiệp ?✅ Và những Bí Quyết để tạo nên những sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng độc đáo ✅ Mang chất lượng hàng đầu trên thị trường như hiện nay
Gốm sứ là những sản phẩm đã có từ lâu đời và đã gắn liền trong nếp sống của người Việt Nam ta, trải qua một đoạn thời gian khó khăn bởi sự xâm lược của những sản phẩm bằng nhựa, hợp kim,... Cho đến ngày nay, gốm sứ vẫn giữ vững được vị thế của mình và ngày càng khẳng định hơn giá trị không thể thay thế của nó.
Lí do cho sức mạnh này phải kể đến đầu tiên là do chất lượng ổn định của nó đối với sức khoẻ con người và đóng vô cùng tốt vai trò của một “Vật chứa” khi không gây ôn nhiễm môi trường lại không làm biến đổi đi bản chất và hương vị của thức ăn, nước uống.
Thế nhưng để làm nên một sản phẩm gốm sứ vô cùng đẹp mắt và chất lượng, một cục đất sét phải trải qua những giai đoạn gì? Ngay sau đây bạn hãy cùng với SanGia VN khám phá quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp và gốm thủ công Bát Tràng vô cùng nổi tiếng nhé!
Đáp ứng cho nguồn cung hàng triệu sản phẩm mỗi năm, các doanh nghiệp gốm sứ dần chuyển mình từ hướng sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp với máy móc, dây chuyền vô cùng hiện đại để đảm bảo nguồn cung thị trường.
Một quy trình công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ thường sẽ phải trải qua 8 bước tuần tự dưới đây
Đất sét là thành phần cốt lõi và quan trọng nhất của một sản phẩm gốm sứ, chất đất tốt thì mới tạo nên một sản phẩm chất lượng. Vì vậy nên bước đầu tiên người ta luôn phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra kỹ chất lượng của đất và các nguyên liệu để làm gốm.
Trước hết, người ta sẽ phác hoạ ý tưởng của mình lên giấy và sau đó mới mang nó lên mô hình 3D trên máy tính xem nó có phù hợp với kiểu dáng sản phẩm hay không. Đây là cách để xem mô hình sản phẩm một cách tổng quát nhất.
Từ bản vẽ này, người ta sẽ bắt đầu định đoạt mức nguyên liệu cằn phải có để sử dụng cho sản phẩm. Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chi phí sản xuất một cách tối ưu và dự đoán giá thành của sản phẩm chính xác hơn.
Sử dụng máy phay CNC để tạo khuôn thạch cao, giúp cho sản phẩm có độ chính xác tuyệt đối so với việc tạo khuôn bằng tay.
Tạo hình cho đất sét theo bản vẽ
Để đánh dấu đó là sản phẩm của doanh nghiệp mình, việc in logo ở đáy sản phẩm là công đoạn hầu hết các cơ sở sản xuất đều không bỏ qua.
Công đoạn đốt lò, nung sản phẩm là một công đoạn được quản lý vô cùng chặt chẽ và đòi hỏi độ chính xác cao. Bởi lẽ đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất quyết định nên chất lượng của một sản phẩm gốm sứ.
Độ bền cơ học: Thực hiện một loạt những thử nghiệm về độ bền để đánh giá một cách khách quan nhất về chất lượng thực của sản phẩm.
Kiểm tra độ sốc nhiệt: Kiểm tra độ sốc nhiệt của sản phẩm gốm sứ là một việc cực kì quan trọng bởi đây là sản phẩm tiếp xúc với nhiệt nhiều. Đây là một trong những yếu tố được khách hàng quan tâm nhất khi mua những sản phẩm gốm sứ như chén, dĩa, tô,...
Kiểm tra chất lượng men: Chất lượng men được đánh giá bằng cách vật nhọn để thử trên bè mặt sản phẩm, nếu men không trày thì là men tốt
Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng để tạo ra những sản phẩm thủ công vô cùng tinh xảo và đẹp mắt là tò mò của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn toàn bộ quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng thủ công để giải đáp cho sự tò mò đó nhé!
Đất sét tạo nên những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là loại đất sét có màu trắng với tính dẻo cao, hạt siêu mịn và chất đất không tan trong nước.
Đất sét trong tự nhiên bị lẫn khá nhiều tạp chất cho nên thường chúng sẽ được xử lý loại bỏ tạp chất để thu về nguồn đất sét nguyên chất với độ mịm tốt nhất. Sau khi đất đã đọc lọc xong tạp chất, đất sét sẽ được pha chế với những hợp chất cần thiết, tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại gốm mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo nên sản phẩm chất lượng nhất.
Phương pháp tạo dáng sản phẩm thủ công hoàn toàn bằng tay bằng việc kết hợp giữa bày tay cùng với bàn xoay để tạo nắn nên dáng gốm. Với đôi tay điệu nghệ và những động tác vuốt đất uốn nắn, người thợ làng nghề sẽ tạo ra được hình dáng sản phẩm theo ý muốn.
Sau khi tạo dáng gốm xong, người ta tiến hành phơi khô gốm ở nơi khô ráo để làm bốc hơi nước.
Thợ gốm trang trí sản phẩm bằng cách sử dụng bút lông vẽ trực tiếp các hoa văn hoạ tiết trang trí theo ý muốn. Tuỳ theo dáng gốm mà người thợ sẽ vẽ những hoa văn với những đừng nét uống lượn phù hợp nhất giúp tôn lên dáng gốm.
Men được chế tạo theo phương pháp thủ công là phuong pháp ướt. Người ta sẽ khuấy trộn tất cả những nguyên liệu làm men lại với nhau và trộn hoà với nước. Sau khi cho nó lắng xuống, họ sẽ loại bỏ phần nước ở trên và cặn bã ở phía dưới đáy. Họ sẽ chỉ lấy phần ở giữ để làm men gốm.
Nung gốm sứ là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất gốm Bát Tràng. Nhiệt độ nung sẽ được điều chỉnh từ cao nhất đến thấp dần trong suốt quá trình nung sao cho hợp lý nhất. Sau khi nung xong họ sẽ bắt đầu quá trình làm nguội thành phẩm trong vòng 2 ngày 2 đêm và chỉnh sửa những khuyết tật cuối cùng trước khi đem ra thị trường
Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/quy-trinh-san-xuat-gom-su-3333.html
Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)
► Email: Sales@Sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn